CÁCH GỌI THÀNH VIÊN CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI PHƯƠNG TRONG HỘI THOẠI TRỰC TIẾP

Nếu đối phương là nữ giới, thông thường chúng ta sẽ gọi người chồng là “go-shujin”. Nhiều người không thích cách gọi này vì cho rằng nó “lỗi thời”, nhưng vì không có cách gọi phù hợp nào khác nên họ đành phải sử dụng nó. Cũng có người sử dụng cách gọi “danna-san”, nhưng cách gọi này không thể sử dụng trong hội thoại thông thường. Trường hợp chúng ta thân thiết với đối phương và biết tên của người chồng, thầy nghĩ việc gọi tên, thêm “~ san” là khá phổ biến.

Nếu đối phương là nam giới, thường chúng ta sẽ gọi người vợ là “oku-san”. Trường hợp thân thiết với đối phương và biết tên người vợ, nhiều người sử dụng cách gọi tên thêm “~ san”.

Chúng ta gọi cha mẹ của đối phương là “otou-san” và “okaa-san”. Anh chị em ruột sẽ được gọi là “onii-san”, “one-san”, “otouto-san”, “imouto-san”. Con cái của đối phương sẽ được gọi là “kodomo-san”, “oko-san”, “musuko-san”, “musume-san”. Khi bị hỏi “Kodomo wa nan-nin desu ka?/ Có mấy con?” hoặc “Musuko wa nan-sai desu ka?/ Con trai mấy tuổi rồi?”, người bình thường sẽ cảm thấy không thoải mái. Khi thân quen với đối phương và biết tên của con cái họ, người ta sử dụng cách gọi tên thêm “~ san” hoặc “~ kun” (với bé trai). Với trẻ nhỏ, chúng ta gọi bằng “~ chan”. Trường hợp gọi cháu của đối phương, người ta gọi là “omago-san”.

Ngoài ra, trong tiếng Nhật, người trưởng thành không có thói quen trực tiếp gọi người ngoài gia đình là “onii-san” hay “onee-san”… (Chú thích người dịch: trong tiếng Việt, cách gọi anh chị ruột trong gia đình và cách gọi người ngoài gia đình hơn mình vài tuổi, giống nhau đều là “anh (ơi)”, “chị (ơi)”, nên người Việt học tiếng Nhật hay bị ảnh hưởng, gọi người ngoài gia đình là “onii-san” hay “onee-san”.) Gần đây, nhiều nhân viên cửa hàng hay gọi khách hàng là “otou-san”, “okaa-san” … thay vì gọi “okyaku-san”, điều này khiến nhiều người cảm thấy không khó chịu.

nihongoplus.edu.vn